Khi thêu tranh chữ thập, Shop có một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ với bạn:
1. Rút chỉ thêu:
Hiện nay 1 tép chỉ (1 con chỉ) gồm 6 sợi to, mỗi sợi to gồm 6 sợi nhỏ. Tùy theo loại vải aida mà thêu chỉ đôi (2 sợi nhỏ chập lại) hay chỉ ba (3 sợi nhỏ chập lại). Thông thường vải aida 14ct cần thêu chỉ đôi, vải aida 11ct cần thêu chỉ ba. Do đó, trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.
Khi rút từng sợi nhỏ từ 1 sợi to, bạn lưu ý dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi nhỏ và rút thằng tay, như vậy sợi nhỏ được rút ra sẽ không bị rối. Lưu ý, khi đang rút chỉ không được thả 2 ngón tay ra giữa chừng, như vậy sẽ dễ bị rối chỉ.
Một lưu ý nữa là hãy rút từng sợi, đừng rút 1 lúc 2 sợi nhỏ/ 3 sợi nhỏ, hãy rút mỗi lần 1 sợi nhỏ và rút nhiều lần, sau đó chập 2 sợi nhỏ (nếu thêu chỉ đôi) hay 3 sợi nhỏ (nếu thêu chỉ ba), như vậy sẽ giúp các sợi chỉ không xoắn vào nhau, khi thêu sẽ thêu kín được ô vải.
Khi thêu, để thành phẩm đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ x, đầu các chữ x phải thêu đúng vào 4 lỗ ở đỉnh ô vuông thì chữ x sẽ đều và đẹp.
2. Căng khung thêu:
Khi thêu, để giữ cho mảnh vải được thẳng cho dễ thêu thì bạn có thể dùng bàn căng vải (tròn hoặc vuông). Lưu ý là bạn không nên căng khung thêu quá chặt, căng như thêu tranh truyền thống mà phải hơi lỏng một chút. Khi đã thêu chỉ lên vải thì những lần căng khung thêu sau nên nới lỏng khung thêu thêm một chút, tránh làm lệch những chữ x đã thêu rồi.
3. Dùng bút kẻ lên vải:
Đối với tranh không in lên vải thì bạn thường cần dùng đến bút kẻ vải. Mới nhìn thì Bút kẻ vải rất giống bút nước thông thường, tuy nhiên điểm khác biệt là Bút kẻ vải khi ngâm vào nước sẽ được hòa tan mất và không thấm ngược vào vải, còn Bút nước thông thường khi ngâm vào nước sẽ khó hòa tan sạch, vẫn để lại vết trên vải và có thể thấm ngược vào vải, làm ảnh hưởng đến màu của bức tranh.
Vì vậy, khi dùng bút kẻ vải bạn nên dùng loại chuyên dụng (shop tặng kèm bút kẻ vải khi bạn đặt bộ Kit không in chart lên vải nên bạn yên tâm), không nên thay thế bằng các loại bút nước thông thường khác. Vì dù là tranh có in chart hay không in chart lên vải thì sau khi thêu xong bạn đều phải ngâm nước để xóa hết các ký hiệu được in trên vải (đối với tranh có in chart lên vải) hay các đường ô vuông định vị trí (đối với tranh không in chart lên vải).
4. Băng chỉ giữa các ô khác màu:
Khi thêu sẽ có trường hợp nhiều ô khác màu nằm lẫn vào nhau trong cùng một mảng tranh, khi đó để tiết kiệm thời gian, bạn thường không gút chỉ mà băng chỉ từ ô này sang ô khác, chỉ được băng qua các ô khác màu nằm giữa 2 ô cùng màu.
Lưu ý bạn không nên băng chỉ quá nhiều, vì các đường chỉ băng ngang đó có thể sẽ che lấp lỗ ô vuông, khi thêu các màu sau sẽ rất khó thấy rõ lỗ để đâm kim, thậm chí đậm lệch lỗ làm chữ thập không đều và đẹp được.
5. Các thêu các kiểu mũi thêu cơ bản nhanh và đẹp:
Có 6 kiểu mũi thêu cơ bản nhưng có 3 kiểu là thông dụng nhất, vậy nên shop sẽ hướng dẫn 3 kiểu này nha.
+ Kiểu Full Stitch: đây là kiểu phổ biến nhất, thêu tạo thành các chữ x.
Cách thêu:
- Kim được đưa từ mặt trái lên, sau đó chọc kim vào lỗ chéo bên góc đối diện, tạo ra 1 đường chéo, bạn đã có 1/2 chữ x. Bạn tiếp tục thêu đường chéo ngược lại sẽ có chữ x hoàn chỉnh.
- Nếu phải thêu nhiều chữ x liền nhau thì bạn thêu liên tục đường chéo theo 1 hướng 'dấu sắc' ('dấu huyền') rồi thêu liên tục nhiều đường chéo theo hướng ngược lại là 'dấu huyền' ('dấu sắc') như hình vẽ:
+ Kiểu Back Stitch: đây là kiểu thêu viền, thêu tạo nét chi tiết.
Cách thêu: Kiểu này giống khâu đột, đi chỉ từng ô để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, khi nào gặp trường hợp như đoạn CD thì các bạn có thể băng qua 2,3 ô, với các đường uốn lượn trên hình nhiều khi bạn phải kéo chỉ tạo thành các đường chéo qua 1,2 thậm chí 3 ô.
+ Kiểu French Knot: đây là kiểu thêu con bọ, thường dùng tạo nhụy hoa, mắt động vật, hay các chi tiết tròn nhỏ nổi bật trên tranh.
Cách thêu: Lên kim từ lỗ của 1 ô stitch, một tay tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, một
tay cuốn chỉ quanh đầu kim (có thể cuốn 2-3 hoặc 4 vòng chỉ tuỳ theo độ
to nhỏ của mũi con bọ mà chị em đang muốn thêu), tiếp theo kéo các vòng
chỉ này xuống sát với tay đang giữ kim rồi rút kim từ từ, khi đã tạo
một gút trên sợi chỉ thì khi đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ
để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải (Cần chú ý: ko kéo mạnh quá làm
gút trên chỉ theo kim xuống mặt sau của vải).
LƯU Ý:
- Nếu bạn thắc mắc về các loại mũi thêu cơ bản được ứng dụng trong tranh thêu chữ thập thì vào link này để xem nha (shop đã giải thích và minh họa bằng hình ảnh rất dễ hiểu cho bạn): http://sushop-home.blogspot.com/2015/02/bai-6.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét